Với khả năng chịu nước cực tốt của mình. Vách ngăn vệ sinh HPL đang là vật liệu được dùng phổ biến nhất hiện nay. Chúng mang lại cho công trình sự tiện lợi, chất lượng tốt và tuổi thọ cao
Trộn tấm vách ngăn vệ sinh là điều rất dễ xảy ra
Các loại tấm có chất lượng kém hơn tấm vách vệ sinh compact hpl tiêu chuẩn, chính hãng. Đều được gọi là tấm compact loại 2.
Hiện trên thị trường xuất hiện dòng sản phẩm compact density Fiber Board (cdf). Có màu sắc mà mẫu mã giống hệt tấm compact loại 1 và giá thành lại rẻ hơn rất nhiều. Nhất là tấm compact độ nén 1400psi rất khó phân biệt với tấm loại 1.
Với các sản phẩm chất lượng kém hơn sẽ có giá đầu vào thấp hơn rất nhiều. Nên bảng báo giá thấp hơn là chuyện dễ hiểu. Những khách hàng ham giá rẻ ngay lập tức sẽ bị cuốn hút với báo giá của đơn vị cung cấp kém uy tín này.
Chính vì vậy, một số đơn vị đã sử dụng loại tấm cdf này 100%. Hoặc trà trộn ở các vị trí khách hàng ít để ý như tấm ngăn giữa (hoặc vách ngăn bạo giữa cánh cửa). Nhằm làm giảm giá thành sản phẩm, cung cấp báo giá rẻ cho khách hàng.
Hiện nay, thị trường vách ngăn toilet chịu nước Compact Hpl đang cạnh tranh vô cùng gay gắt.
Bên cạnh 1 số nhà cung cấp luôn cố gắng tối ưu chi phí bằng cách nhập khẩu tấm và phụ kiện trực tiếp. Thì có không ít đơn vị thi công kém uy tín đã sử dụng hoặc trà trộn tấm Compact kém chất lượng kể trên.
Không có khả năng chịu nước 100% để giảm giá thành sản phẩm, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh.
Trước khi đưa ra nhận định báo giá của bất kì đơn vị cung cấp nào là cao hay thấp, đắt hay rẻ. Bạn hãy xác định rõ chất lượng vật liệu mà họ cung cấp cho bạn ở nhóm nào – nhóm 1, 2 hay 3.
Phân biệt vách ngăn vệ sinh HPL loại 1 và 2
Khi khảo giá toàn thị trường chắc hẳn khách hàng sẽ rất hoang mang khi xảy ra tình trạng loạn giá. Nhất là khi vách ngăn vệ sinh HPL có 2 loại khác nhau.
Dựa trên kinh nghiệm và thực tế cung cấp của thị trường, tấm compact được chia làm 3 loại:
– Tấm Compact HPL chất lượng kém
Bản chất vẫn là tấm compact hpl, vẫn có khả năng chịu nước 100%. Nhưng độ dày chỉ đạt 10.5mm tới 11.4mm và độ cong vênh rất cao.
Rất nhiều nhà cung cấp sử dụng vật liệu này trong lắp đặt. Nhằm thay cho tấm compact hpl chuẩn khiến cánh cửa bị cong, không đóng lại được.
– Tấm Compact HPL loại 1 (còn gọi là tấm vách ngăn vệ sinh hpl)
Được làm từ nhựa Phenolic, chịu nước 100%, độ nén chuẩn 1430psi. Còn được gọi là vách ngăn vệ sinh chịu nước hay vách ngăn vệ sinh chống nước hoàn toàn.
– Tấm CDF hoặc HDF
Không phải là tấm compact hpl. Thành phần chính là gỗ được nén ép ở áp suất cao, khả năng chịu nước <80%.
Độ nén thấp hơn tiêu chuẩn, phổ biến nhất là 950psi, 1050psi, 1200psi, 1400psi. Thời gian sử dụng khoảng 3 – 6 tháng. Độ nén càng thấp thì độ nở càng cao, thời gian sử dụng càng thấp.