Thông tin chi tiết về Tấm Compact chịu Axit (ứng dụng làm mặt bàn thí nghiệm)
THÔNG TIN VỀ TẤM NHỰA PHENOLIC
Tấm nhựa Phenolic là gì?
Bề mặt tấm được bao phủ bởi Melamine và một lớp vật liệu mỏng kháng axit giúp bảo vệ tấm không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân hóa học và các chất tẩy rửa mạnh, cho độ bền cao trong môi trường hóa học.
Tấm nhựa Phenolic hay tấm Compact HPL chịu axit là một sự đột phá trong sản xuất vật liệu compact hiện nay. Tấm này có thành phần giấy kraft cao cấp được ngâm tẩm nhựa phenolic. Sau đó ép dưới áp suất và nhiệt độ cao tạo nên một vật liệu rất chắc chắn.
Độ bền cơ học:
- Tỷ trọng:1.300 kg/m3
- Độ chịu lửa (tiêu chuẩn ASTM D635): tự tắt, không bắt lửa.
- Khả năng chịu nén tối đa (tiêu chuẩn ASTM D695): 760kg/m2
- Khả năng chịu lực đàn hồi tối đa (tiêu chuẩn ASTM D790): 4,500N/mm2
- Độ hấp thụ nước bề mặt (tiêu chuẩn ASTM D570): 0.76% (Không thấm nước)
- Chống chịu hoá chất nhóm A, B, C
Quy cách
- Kích thước tiêu chuẩn: 1530*3660 (mm)
- Độ dày: 12.7mm; 18mm
- Màu: ghi sáng, đen
- Xuất xứ: Trung Quốc
Tính chất Hóa học của tấm nhựa phenolic
- Thích hợp sử dụng cho phòng thí nghiệm, trường học, bệnh viện, dược phẩm …
- Chịu NaOH 40%
- Chịu HCl 37%
- Chịu HNO3 65%
- Chịu Formandehyde 37%
- Chịu Phenol 90%
- Chịu H3PO4 85%
- Chịu CCl4
- Chịu NH4OH 25%
- Chịu H2O2 3%
- Ảnh hưởng nhẹ bởi acid H2SO4 98%.
Lưu ý khi sử dụng tấm phenolic (tấm compact HPL chịu axit)
- Không sử dụng các dụng cụ lau chùi có độ nhám lớn để vệ sinh bề mặt sản phẩm thường xuyên. Bởi làm vậy ảnh hưởng tới chất lượng của tấm nhựa, làm giảm khả năng kháng hóa chất và axit.
- Nếu sử dụng tấm compact HPL chịu axit để làm vách tủ hút khí độc phòng thí nghiệm thì cần lưu ý: sau một thời gian tiếp xúc với khí mạnh như: sulphur dioxide, chlorine, bromine, khí axit, v.v… thì bề mặt tấm phenolic cũng có thể bị thay đổi, tuy nhiên sản phẩm vẫn sử dụng tốt.
Be the first to review “Tấm Compact chịu Axit ứng dụng làm mặt bàn thí nghiệm”