Tấm nhựa compact CDF và tấm HPL có điểm giống và khác nhau?
Điểm khác biệt
Tấm compact HPL | Tấm compact CDF |
Thành phần chính là giấy kraft cao cấp nhúng keo phenolic và ép ở nhiệt độ, áp suất cao. | Thành phần chính được sử dụng là bột gỗ trộn và keo chuyên dụng. |
Phần lõi có màu đen thuần của giấy kraft. | Phần lõi màu đen là do được nhuộm đen. |
Mặt cắt của lõi mịn màng dù cạo phần mặt cắt lõi bằng móng tay hay vật cứng đều không bị ảnh hưởng. | Phần mặt cắt không mịn màng hoàn toàn mà sẽ có cảm giác bột gỗ. Khi cạo mặt cắt bằng móng tay hoặc vật cứng sẽ để lại vết. |
Trọng lượng tấm compact HPL nặng, cầm chắc tay. | Trọng lượng tấm compact CDF thông thường sẽ nhẹ hơn trọng lượng tấm HPL. |
Có khả năng chống nước 100%, độ bền cao và chống trầy xước tốt. | Khả năng chống nước của tấm compact CDF không tuyệt đối do có cấu tạo từ bột gỗ. |
Điểm tương đồng
- Lớp bề mặt của cả 2 loại tấm nhựa compact này đều được làm từ lớp giấy trang trí và nhúng keo melamine nên có màu sắc và thiết kế tương đối giống nhau.
- Cả 2 loại tấm compact này đều có khả năng chống ẩm mốc tốt
Cách phân loại giữa tấm compact chuẩn và tấm compact nhẹ
Dựa vào phần lõi của tấm Compact
Dựa vào lõi của tấm compact không chất lượng ta sẽ nhận thấy bột gõ tương đồng với vách ngăn vệ sinh MFC do lõi màu xanh hoặc đen. Khi dùng móng tay cào nhẹ thì bề mặt lõi loại này sẽ để lại mẫu bột trên móng tay. Nhưng lõi của các tấm vệ sinh nhập khẩu chất lượng thì không để lại bất cứ bột tấm nào khi cạo.
Dựa vào trọng lượng
Trọng lượng của các tấm vách vệ sinh compact thật tương đối nặng hơn so với các tấm compact giả kém chất lượng. Các vách ngăn vệ sinh có độ lớn 1220 x 1830 x 12 mm sẽ nặng 40,5 kg/tấm, 1520 x 1830 x 12 mm sẽ nặng 80,5 kg/tấm. Nhưng, với các kích thước đó thì những tấm nhựa compact kém chất lượng chỉ nặng từ 20,5 kg/tấm cho đến 40 kg/tấm.
Khi nào nên sử dụng tấm CDF thay vì HPL?
Mặc dùng tấm CDF không có nhiều ưu điểm vượt trội bằng tấm HPL song trong một vài trường hợp bạn vẫn có thể sử dụng tấm CDF thay vì HPL. Trường hợp bạn có ngân sách hạn hẹp thì chọn tấm CDF cho công trình là lựa chọn tối ưu nhất.
Ngoài ra, nếu tấm compact CDF được dùng trong môi trường không tiếp xúc nhiều với nước hoặc tần suất tiếp xúc với nước không cao thì nó vẫn có thể đáp ứng mong muốn sử dụng của bạn.
Tuy nhiên, Mogi khuyến cáo bạn nên sử dụng tấm CDF có độ nén tối thiểu là 1200psi hoặc 1400psi nhằm đảm bảo mục đích sử dụng và độ bền tốt hơn.
Trên đây là toàn bộ thông tin về tấm compact nói chung và compact CDF, compact HPL nói riêng. Higo mong rằng bạn đã nắm được những ưu nhược điểm cơ bản của những loại tấm compact này để có thể chọn được vật liệu phù hợp cho căn nhà của mình. Đừng quên truy cập Higo.vn để theo dõi những bài viết hữu ích khác bạn nhé!
Hãy là người đầu tiên nhận xét “So sánh điểm giống và khác nhau tấm nhựa Compact HPL và tấm CDF”