Trong cuộc sống xã hội hiện nay, khu vực vệ sinh ở nơi công cộng rất được chú trọng tới tính thẩm mỹ và sạch sẽ, chuyên nghiệp một phần là nhờ quy trình thi công vách ngăn compact đạt chuẩn đảm bảo được công năng công trình cũng như tính thẩm mỹ cũng là một trong những yếu tố quan trọng.
Thi công vách ngăn vệ sinh là gì?
Thi công vách ngăn vệ sinh hiện nay được hiểu đơn giản là khâu lắp đặt vách ngăn vệ sinh, sau khâu thiết kế nhà vệ sinh trên hệ thống đồ họa để triển khai thành công trình thực tế.
Thi công vách ngăn vệ sinh là một khâu vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống và sức khỏe con người nên cần phải thực hiện theo quy trình chuẩn để đảm bảo an toàn, tránh sai sót và sự cố không may xảy ra.
Quy trình chuẩn bị và thi công vách ngăn vệ sinh
Thi công vách compact khâu quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuối cùng của sản phẩm. Vậy cho nên, công đoạn này cần phải có quy trình thi công vách ngăn vệ sinh, bài bản, máy móc trang thiết bị chuyên dùng nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng cũng như không mang đến sai sót hay sự cố không nên có nào trong quá trình thi công vách ngăn.
Để đạt chuẩn về an toàn cần phải có những bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị những vật liệu dụng cụ và vật tư lắp đặt cần thiết cho việc thực hiện lắp đặt vách ngăn vệ sinh: Búa, kiềm, khóa10, kéo cắt, tua vít, kéo rút dây, ống dây, cưa, khoan điện, bút đánh dấu, dụng cụ bảo hộ…
Bước 2: Kiểm tra mặt bằng thi công. Người thi công lắp đặt cần kiểm tra dây điện, hệ thống ống nước, đảm bảo an toàn khi khoan khe góc hoặc u tường. Đo đạc chiều dài, chiều rộng, chiều cao của mặt bằng thi công để lắp đặt cho phù hợp. Tính toán số vách ngăn thông qua bản vẽ, thiết kế, so sánh thực tế để chia tấm vách cho đạt đủ yêu cầu.
+ Xác định nơi tập kết vật tư
+ Kỹ thuật cần quan sát toàn bộ các vị trí thi công một lượt để xác định các vị trí quan trọng, khó thi công, cần kỹ thuật cao từ đó bố trí thợ thi công phù hợp, xác định chỗ nào làm trước, chỗ nào làm sau.
+ Thông qua bản vẽ thiết kế cần tính toán đủ số tấm compact hpl cần dùng. So sánh thực tế rồi chia tấm compact hpl sao cho đạt đúng với yêu cầu.
+ Kỹ thuật cần xem xét hệ thống đường ống nước, dây điện để đảm bảo an toàn cho việc khoan ke góc hay u tường.
+ Để việc lắp đặt được tiến hành trôi chảy và phù hợp kỹ thuật nên đo đạc lại các kích thước: dài, rộng, cao, độ dốc sàn nếu thấy cần thiết.
Bước 3: Lắp đặt vách ngăn vệ sinh
Trong quá trình lắp đặt cần chú ý những điều sau:
+ Khi di chuyển cần để tấm vách ngăn song song với mặt đất, tránh đặt ở thế đứng dễ làm tấm vách ngăn bị cong vênh do trọng lực.
Cắt bằng máy cưa tay để đảm bảo độ chính xác cao. Khi cắt cần mài 4 cạnh của cánh để giảm độ sắc.
+ Kiểm tra độ dốc của sàn nhà theo thực tế để lắp cho phù hợp
+ Sau khi lắp khóa xong kiểm tra lại xem đã đạt yêu cầu chưa.
Bước 4: Kiểm tra và sử dụng thử
Sau khi việc lắp đặt được hoàn thành, các nhân viên kĩ thuật sẽ tiến hành sử dụng thử, kiểm tra lỗi và độ bền chắc của công trình. Công việc kiểm tra cần có các bước sau:
+ Đóng mở và xô vách ngăn để điều chỉnh độ khít, hở của vách.
+ Điều chỉnh lại bản lề của tấm mở để việc đóng mở của được nhẹ nhàng.
+ Cho gioăng cao su vào hèm nhôm để tránh gây tiếng kêu khi đóng mở cửa.
+ Trong quá trình kiểm tra nếu có xảy ra sự cố hay sai sót, sẽ phải thi công lại để hoàn thành công trình.
Bước 5: Hoàn thiện, vệ sinh và lau chùi, bàn giao cho khách
Sau khi thử nghiệm hoàn thành, đáp ứng được yêu cầu khách hàng, nhân viên kĩ thuật sẽ tiến hành vệ sinh, lau chùi và bàn giao. Trong quá trình lau chùi cần lưu ý vệ sinh sạch sẽ trong và ngoài, không để người khác trèo lên vách, hay treo bóng điện sát bề mặt, gây biến dạng cho vách.
>Xem thêm: vách ngăn vệ sinh compact
>Xem thêm: tam compact