Để tiến hành thi công lắp đặt vach ngan nha ve sinh một cách chuẩn xác, nhanh chóng thì cần phải có bản vẽ thiết kế cũng như dụng cụ lắp đặt. Và không thể thiếu được đó chính là vách ngăn compact và phụ kiện vách ngăn vệ sinh đồng bộ đi kèm.
>Xem thêm: vach ngan tam compact
Các tiêu chí lựa chọn vach ngan nha ve sinh với nhà tắm chất lượng
Khi lựa chọn vách ngăn cho nhà vệ sinh, có một số tiêu chí quan trọng mà chủ đầu tư cần xem xét như:
Khả năng chịu ẩm
Điểm khác biệt giữa vách ngăn vệ sinh giá rẻ với vách ngăn vệ sinh cao cấp một phần nằm ở tính chịu ẩm. Vách ngăn phải có khả năng chịu ẩm vượt trội để hạn chế tình trạng ẩm thấp, mùi hôi, vi khuẩn sinh sôi và hư hỏng đồ dùng trong phòng sau quá trình sử dụng.
Cách âm hiệu quả
Để mang đến cảm giác thoải mái và tránh những tình huống khó xử thì việc cách âm, hạn chế tiếng ồn cho nhà vệ sinh là điều rất quan trọng. Vì vậy, cần lựa chọn loại vật liệu làm vách có tính cách âm cao như tấm xi măng DURAflex để đảm bảo sự riêng tư trong quá trình sử dụng.
Tuổi thọ lâu dài
Không chỉ vách ngăn mà phụ kiện vách ngăn vệ sinh cũng phải có độ bền cao và chịu được va đập mạnh. Điều này đảm bảo rằng vách ngăn sẽ không bị hỏng nhanh chóng, giúp bạn tiết kiệm chi phí sửa chữa hay thay mới.
Kích thước và khả năng điều chỉnh
Mỗi phòng tắm hay phòng vệ sinh sẽ có diện tích khác nhau. Vách ngăn phải có kích thước phù hợp với không gian nhà vệ sinh để không làm cho căn phòng bị chật chội.
Vật liệu làm vách
Vach ngan nha ve sinh hiện nay có thể được làm từ một loạt các vật liệu đa dạng như tấm xi măng DURAflex, gỗ, thép sơn tĩnh điện, thạch cao, nhựa PVC, kính cường lực, composite, inox, nhôm và nhiều loại khác. Bạn cần lựa chọn loại vật liệu làm vách phù hợp với nhu cầu sử dụng và điều kiện kinh tế của mình.
Khi tìm kiếm vật liệu vách ngăn vệ sinh, bạn nên đặc biệt chú trọng đến chất lượng của vật liệu. Việc lựa chọn vách ngăn chất lượng cao sẽ đảm bảo sự bền vững trong thời gian dài sử dụng, đồng thời mang đến không gian vệ sinh thẩm mỹ và tiện nghi cho người dùng.
Dễ dàng vệ sinh
Bạn nên lựa chọn vách ngăn có bề mặt phẳng mịn để hạn chế bám bụi bẩn, dễ dàng vệ sinh. Một bề mặt dễ dàng lau chùi sẽ giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong việc bảo dưỡng hay dọn dẹp hàng ngày.
Các tiêu chí lựa chọn vách ngăn nhà vệ sinh chất lượng
Quá trình thi công vach ngan nha ve sinh
Chuẩn bị
- Kiểm tra hệ thống ống nước, dây điện đảm bảo an toàn khi khoan ke góc hoặc u tường.
- Kiểm tra,đo đạc mặt bằng nơi thi công lắp đặt vách ngăn vệ sinh : chiều rộng,chiều dài,chiều cao…
- Tiến hành tính số lượng tấm vách ngăn vệ sinh thông qua bản vẽ.
- Nhà vệ sinh tùy theo kích thước của tấm compact hpl 1530 x 1830 mm ; 1220 x 1830 mm; 1830 x 1830 mm; 1830 x 2440 mm, độ dày 12 mm (+-5cm), so sánh thực tế để cắt tấm compact sao cho phù hợp. Chú ý nên cắt cánh, bạo giữa và tấm ngăn buồng nước.
Lắp đặt
- Khi di chuyển tấm compact đến nơi thi công nên để nằm song song với mặt đất,tránh đặt ở thế đứng làm tấm bị công vênh do trọng lực .Sử dụng các biện pháp bảo quản che chắn bề mặt trong điều kiện ngoài trời mưa,nắng.
- Chọn tấm vách ngăn vệ sinh compact hpl thẳng, không bị cong vênh để pha cắt tấm cánh cửa trước,cắt bằng máy cưa bàn trượt hoặc máy cưa tay để đảm bảo độ chính xác,sau đó dùng máy mài miết trên dưới 4 cạnh của cánh.
- Sau khi pha cắt xong cần phân loại vách ngăn vệ sinh: tấm bạo giữa, bạo tường, tấm ngăn buồng,để gọn gàng tránh trầy xước gây mất tính thẩm mỹ.Ngoài ra có thể phân loại từng bộ vách ngăn theo từng phòng để tránh nhầm lẫn hay khoan nhầm tấm vì tuy cùng 1 công trình nhưng kích thước các phòng có thể khác nhau.
- Cắt góc 1 góc của tấm ngăn buồng kích thước là 15x15mm để sau này sập nhôm nóc không bị kích.
- Kiểm tra cao độ sàn nhà (độ dốc sàn nhà theo thực tế)
- Chia đều khoảng cách các phòng vệ sinh theo bệ xí đã lắp
- Đánh dấu mặt bằng (trên tường) trước, đánh dấu vị trí khoan ke (u tường) đo để chia cân từng phòng vệ sinh, chia cân xí bệt với khoảng cánh 2 tấm ngăn buồng gần nhất
- Lắp tấm ngăn buồng trước (tấm vuông góc với tường), theo dấu, khoan ke hoặc u tường để định vị tấm với tường. Sau đó lắp tấm vách bạo giữa, tính toán sao cho tấm vách bạo đầu và bạo cuối bằng nhau (tính thẩm mỹ và cân xứng). Đôi khi tấm ngăn phòng tiếp xúc vào giữa tấm bạo, đôi khi lệch 1 chút, tùy vào độ bằng nhau về bề ngang của từng buồng vệ sinh ( phụ thuộc vào thợ lắp thiết bị vệ sinh xí bệt).
- Lắp hèm cửa vào 1 cạnh của vách mặt (đối diện với cạnh lắp bản lề).
- Bắt bản lề và tấm cánh vào cạnh tấm nối và treo cánh lên sao cho cánh đóng mở dễ dàng, không bị khe hở to nhỏ, các khe hở phải đều nhau, chỉnh cân cánh, khít hèm, cửa không bị cong vênh.Cánh vuông góc với mặt đất.
- Định vị thanh nhôm nóc, thanh day nhôm chạy thẳng theo mặt trước hệ thống vách ngăn, ngậm 15mm vào cạnh đỉnh tấm. Bắt vít xuyên từ nhôm nóc xuống tấm.
- Khoan và định vị vít để cố định chân vách xuống sàn: dùng vít chốt chặt chân vách ngăn với vách mặt ngoài của tấm, cố định chắc chắn, sao cho các điểm không để xê dịch. Nên sử dụng vít bắt tường, sàn bằng inox.
- Lắp khoá, tay nắm 2 bên trong, ngoài của cánh và móc treo áo.
- Lắp khóa và tay nắm cách mặt sàn 1m. Cánh mở trong thì lắp khoá vào bạo, mở ngoài lắp vào cánh.
- Móc treo áo lắp ở giữa cánh, vị trí ngang hàng với bản lề trên.
- Sau khi lắp khoá xong nên kiểm tra lại màu xanh đỏ của khoá, màu xanh mở, màu đỏ là đóng. Nên sử dụng khoá có miệng nhựa để không cọ sát vào tấm gây xước, sử dụng móc treo có đầu nhựa để giảm chấn.
- Nếu lắp chân cao 10cm thì vị trí bắt ke là 20cm so với mặt sàn. Vị trí lắp đặt sẽ thay đổi tùy thuộc vào thực tế. Lưu ý là những mũi khoan vào tường để bắt ke bên dưới ( gần mặt đất) tấm ngăn buồng sẽ chịu lực chính nên cẩn thận.
- Lắp tiểu nam, tiểu treo ( KT 400 x 900 mm) mỗi bên bắt 2 ke inox hoặc tiểu đứng ( KT 450 x 1220 mm) mỗi bên 2 ke inox và 1 chân giữ.
Vận hành thử để xử lý độ rơ của cánh
- Đóng mở và xô vách để căn chỉnh độ hở, khít
- Cho gioăng cao su chống ồn vào hèm nhôm, để khi đóng cánh không gây ra tiếng kêu.
Hoàn thiện và vệ sinh lau chùi
- Bơm silicon vào mép nối giáp giữa tấm và tường, giữa tấm với tấm, giữa tấm với phụ kiện vách ngăn vệ sinh nhôm
- Chạy các đường keo ở các mép tấm ăn vào tường và vách mặt chữ T.
- Bôi dầu luyn (xe máy) vào 4 cạnh của cánh cửa sao cho đen bóng tạo độ thẩm mỹ.
- Vệ sinh, lau sạch bề mặt tấm, trong ngoài. Lưu ý không để các đội thi công khác trèo lên vách, treo bóng điện sát bề mặt tấm ( gây biến dạng bề mặt tấm)
- Nghiệm thu, đo khối lượng với chủ đầu tư. Lưu ý là đo từ mặt đất lên nóc vách ( Cao 1970mm hoặc 2020mm)
Kích thước vach ngan nha ve sinh với nhà tắm tiêu chuẩn
Kích thước vách ngăn nhà vệ sinh tiêu chuẩn có thể thay đổi tùy theo quy định của từng quốc gia hoặc tiêu chuẩn xây dựng cụ thể. Tuy nhiên, một số kích thước thường được sử dụng và được coi là tiêu chuẩn trong nhiều trường hợp như:
- Chiều rộng vách ngăn: Thường được lựa chọn từ 90 đến 120 centimet. Kích thước này cho phép người sử dụng có đủ không gian để di chuyển và thực hiện các hoạt động trong nhà vệ sinh một cách thoải mái.
- Chiều cao vách ngăn: Thường được đặt từ 2,1 đến 2,4 mét. Đây là chiều cao phổ biến để đảm bảo sự riêng tư và thoải mái khi sử dụng nhà vệ sinh.
Hãy đến với dịch vụ thi công vách compact nhà vệ sinh mà chúng tôi cung cấp. Bạn sẽ cảm nhận được tinh thần cẩn thận, trách nhiệm và sự nhiệt tình mà chúng tôi dành cho bạn.